Tin Biển Đông - Tháng 5 năm 2013 South China Sea News [HSO Media Team]




Quần đảo Trường Sa

 Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; tiếng Trung Quốc: 南沙群岛 - Nam Sa quần đảo; tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan; tiếng Malay và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly) là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông.


Nằm trong Biển Đông, quần đảo Trường Sa được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và giàu có về tài nguyên dầu mỏ và khí đốt, hiện vùng mở rộng (diện tích) của nó vẫn còn chưa được biết và đang trong vòng tranh cãi. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc, mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; trong khi Brunei, Malaysia và Philippines, mỗi nước tuyên bố chủ quyền nhiều phần. Những nước tham gia tranh chấp này có quân đội đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đảo đá ngầm khác nhau. Đài Loan chiếm một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Vành khăn (Mischief reef) từ tay Philippines, gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị lớn ở Đông Nam Á, đặc biệt với Philippines. Đầu năm 1999, những cuộc tranh cãi lại tăng lên khi Philippines tuyên bố rằng Trung Quốc đang xây dựng đồn bốt quân sự trên đảo đá ngầm này. Mặc dầu những tranh cãi sau đó đã giảm bớt một chút, nhưng chúng vẫn là một trong những nguyên nhân có thể gây ra một cuộc chiến lớn ở Đông Nam Á với sự tham gia của Trung Quốc hay một cuộc chiến nhỏ hơn giữa các nước


Quần đảo Hoàng Sa 

 Quần đảo Hoàng Sa 黄沙 có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh:ParacelIslands;là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông (xem Đảo Biển Đông). Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré (đảo Lý Sơn) của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.


Ngày xưa quần đảo này đã mang tên là Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo với mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Giáo sư Sơn Hồng Đức cho số lượng là 120 đảo; sách cổ Việt Nam trong những thế kỷ trước đây cho biết có 130 đảo.

  • Tọa độ địa lý: từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc, từ 111°00′ đến 113°00′ Đông
  • Chu vi bờ biển: khoảng 518 km
  • Khí hậu: nhiệt đới
  • Độ cao: chỗ thấp nhất 0 m (biển Đông), chỗ cao nhất 14 m (địa điểm chưa có tên ở đảo Rocky)
  • Tài nguyên: thiếu
  • Nguy hiểm tự nhiên: bão
  • Tên các đảo (huyện đảo Hoàng Sa): chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết.

Khoảng cách đến đất liền


Về khoảng cách đất liền, quần đảo Hoàng-Sa nằm gần Việt Nam nhất.

  • Khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15o47'N, 111o12'E) tới Lý Sơn hay Cù lao Ré (15o22'N, 109o07'E) là 2 độ 03 phút trên thước đo khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123 hải lý.
  • Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn 15o23.1'N, 109o09.0'E) từ trong bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải của chính-quyền CHXHCN Việt-Nam (Declaration on Baseline of Territorial waters, 12 Nov. 1982) thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
  • Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan 15o14'N, 108o56'E) tức đất liền lục-địa Việt-Nam, khoảng cách đo được 135 hải-lý.
  • Trong khi đó, khoảng cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý (đảo Hoàng Sa - 16o32N, 111o36 E và Ling-sui Pt hay Leong-soi Pt - 18o22 N, 110o03 E).
  • Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Hoa còn xa hơn rất nhiều, tối thiểu là 235 hải lý.
  • Nếu người Trung Hoa dùng "bãi đá ngầm" (North Reef) làm chuẩn để đo đến bờ "đảo" Hải Nam tại Ling-sui Pt, thì khoảng cách là : 112 hải lý. Song điều này không thể là một lý lẽ tranh cãi trên trường quốc tế vì đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới.

Tin Biển Đông - tuần 1 tháng 5 năm 2013 (South China Sea News)